Saturday, November 5, 2016

Cách chọn Size kính Ray-Ban phù hợp khuôn mặt

Theo Raybanvietnam.vn theo dõi thì từ trước đến nay, từ khi chiếc kính Ray-Ban đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, dường như chưa hề có một bài viết nào hướng dẫn cách chọn cỡ kính Ray-Ban phù hợp, đặc biệt là với những người lần đầu mua Ray-Ban.
Trong bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để việc lựa chọn kính Ray-Ban được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cách chọn size kính Ray-Ban phù hợp khuôn mặt

Vật dụng bạn cần chuẩn bị cho việc xác định size kính này bao gồm
  • 1 chiếc name card (“Card visit” hoặc thẻ ATM, thẻ tín dụng, đều được)
  • 1 tấm gương
Bước 1: Đứng trước gương và đặt 1 cạnh thẻ dọc theo đường sống mũi của bạn.
cách chọn size kính rayban chính xác
Bước 2: Xác định kích thước theo 3 khoảng A, B, Ccách xác định kích cỡ kính rayban phù hợp khuôn mặt
A. Nếu cạnh còn lại của thẻ và đuôi mắt của bạn nằm trên 1 đường thì cỡ kính của bạn là size medium (trung bình). Ví dụ: size 58 nếu là kính Aviator RB3025, size 52 nếu là kính Ray-Ban Wayfarer Original RB2140,…
B. Nếu thẻ to và vượt qua đuôi mắt của bạn, tức là mặt bạn thuộc dạng nhỏ, tất nhiên là size nhỏ rồi.
C. Trường hợp cuối cùng, nếu cạnh thẻ nằm trong khuôn mắt của bạn, thì bạn cần chọn 1 chiếc kính lớn. Ví dụ, với Aviator là 62, RB2140 là 54,…

Lưu ý về cách đo size kính Ray-Ban

  1. Mọi số liệu thống kê hay cách thức đều mang tính tương đối. Tuy nhiên, theo khảo sát riêng của Ray-Ban thì phương pháp này đúng đến 90% tất cả các khách hàng trên toàn thế giới.
  2. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các kiểu kính của Ray-Ban
    1. Ray-Ban Aviator
    2. Ray-Ban Wayfarer
    3. Ray-Ban Clubmaster
    4. và TẤT CẢ các dòng kính Ray-Ban khác.
Sau khi đã xác định được kích cỡ kính cho khuôn mặt của mình rồi thì bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các thông số cho riêng mình nữa, chỉ cần nhớ “nhỏ, vừa, lớn” là đủ. Giống như quần áo vậy, rất đơn giản.
Nhanh tay chọn cho mình một mẫu kính Ray-Ban đẹp ưng ý nhất và liên hệ với RayBanVietnam.VN theo hotline 0906-0033-96 để được tư vấn và hướng dẫn mua hàng uy tín nhất nhé.
cách chọn size kính rayban
cách đo size kính rayban
kính rayban size nhỏ nhất
các size kính rayban

Sunday, March 13, 2016

Cách đeo kính áp tròng cho người dùng lần đầu

Tổng hợp hướng dẫn cách đeo kính áp tròng dễ nhất cho người dùng lần đầu, cách tháo kính áp tròng và những lưu ý liên quan đến việc sử dụng, bảo quản kính áp tròng.
Bài viết cùng chuyên mục Kiến thức về mắt
Luôn luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lắp kính sát tròng. Kính sát tròng cũng cần phải được làm sạch trước khi lắp vào mắt.
Cần đảm bảo tròng kính được trong suốt, sạch sẽ không có bụi hoặc các chất cặn bám.
Cần phải đảm bảo kính áp tròng ở chiều thuận, khi ở chiều thuận kính có hình như cái bác, còn ở chiều nghịch mép rìa kính có hình như cái đĩa.

CÁCH ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG

cách đeo kính áp tròng dễ nhất
Bắt đầu từ mắt phải.
Đặt tròng kính lên ngón tay trỏ bên phải.
Dùng ngón giữa kéo mi dưới đồng thời dùng ngón giữa trái kéo mi trên lên để cho mắt mở to ra, không được chớp mắt, mắt nhìn thẳng hướng lên trên đầu, nhẹ nhàng áp tròng vào mắt.
Từ từ thả nhẹ hai mi mắt ra, chớp mắt nhẹ, lúc đó tròng kính sẽ tự động dịch chuyển và định tâm. Nếu tròng không định tâm được thì nhắm mắt lại dùng ngón tay thuận dịch chuyển vòng tròn nhẹ nhàng trên mi mắt sẽ làm tròng trở về tâm mắt.
Mắt trái làm tuần tự như mắt phải.

CÁCH THÁO KÍNH ÁP TRÒNG, LẤY KÍNH ÁP TRÒNG RA KHỎI MẮT

Vệ sinh tay sạch và lau khô ráo.
Kéo hai mi mắt bằng hai ngón tay giữa.
Mắt nhìn hướng lên lúc đó tròng sẽ dịch chuyển xuống mi mắt dưới, nhẹ nhàng dùng ngón trỏ và ngón cái lấy tròng ra khỏi mắt.
Rửa sạch và cho vào ngăn có nước ngâm.

HƯỚNG DẪN VỆ SINH KHI THÁO KÍNH ÁP TRÒNG

Ngâm kính áp tròng

ngâm kính áp tròng đúng cách
Dùng dung dịch tẩy rửa FreshVue – Made in UK – All in One Solution, rửa và ngâm khi không sử dụng. Thời gian ngâm ít nhất là 4 giờ đồng hồ, sử dụng dung dịch này này để đảm bảo Contact Lens được làm sạch, không làm Contact Lens bị dơ và mờ, đồng thời tăng khả năng thời gian sử dụng được lâu dài.

Nhỏ mắt trong quá trình mang kính áp tròng

Dùng dung dịch nhỏ mắt FreshVue Comfort Drops nhằm hỗ trợ để hàm lượng nước mắt đầy đủ, khi mắt bị khô sẽ cộm và khó chịu.
nhỏ mắt kính áp tròng
Nhỏ một hoặc hai giọt, chớp mắt vài lần sẽ làm ướt mắt và tròng sẽ duy trì sự dễ chịu sau khi lắp vào, khi mang kính và trước khi lấy ra.

THỜI GIAN MANG KÍNH ÁP TRÒNG THEO KHUYẾN CÁO CỦA BÁC SĨ

Với người mới sử dụng, bạn có thể tham khảo khuyến cáo của bác sĩ về thời gian mang kính áp tròngdưới đây:
  • Ngày 1: 3 – 4 tiếng
  • Ngày 2: 4 – 5 tiếng
  • Ngày 3: 4 – 5 tiếng
  • Ngày 4: 5 – 6 tiếng
  • Ngày 5: 6 – 8 tiếng
  • Ngày 6: 6 – 8 tiếng
Sau khi đã quen với việc mang kính sát tròng một thời gian thì bạn có thể mang lâu hơn, tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH ÁP TRÒNG

  1. Thực hiện tẩy rửa kính áp tròng ngay sau khi lấy kính ra khỏi mắt.
  2. Nên đeo kính áp tròng theo sự chỉ dẫn của Bác sỹ hoặc Người tư vấn chỉ dẫn.
  3. Khi mắt bị khô khi đeo kính áp tròng thi dùng FreshVue Comfort Drop nhỏ trực tiếp vào mắt.
  4. Tránh chạm móng tay tay vào kính áp tròng, nếu kính bị trầy hay bị rách thì không nên sử dụng tiếp.
  5. Không để kính lên những vật dụng nóng.
  6. Không cho kính áp tròng tiếp xúc với những loại hóa chất như dầu, xà phòng, kem đánh răng…
  7. Phải dùng các loại nước tẩy rửa chuyên dùng cho kính áp tròng.
  8. Nên gắn tròng trước khi trang điểm, nên nhắm mắt lại khi dùng keo xịt tóc.
  9. Không nên dụi mắt và bơi lội khi đeo kính áp tròng vì có thể sẽ làm kính áp tròng bị rơi ra.
  10. Khi có cảm giác không thoải mái lúc đeo kính, những nguyên nhân có thể xảy ra như: kính áp tròng bị dơ bẩn, ngược bề, bị rách hay khô. Cần lấy kính sát tròng ra ngay, kiễm tra rửa lại trứơc khi đeo vào. Nếu vẫn thấy không thoải mái nên đến gặp Bác sĩ mắt để được khám nghiệm.
  11. Hàm lượng nước 38% chỉ sử dụng đeo hàng ngày và lấy ra khi ngủ. Hàm lượng nước trên 55% có thể sử dụng đeo lúc ngủ, tuy nhiên bác sỹ khuyên nên lấy ra và vệ sinh hàng ngày đễ giữ gìn sức khoẻ cho mắt tốt hơn.

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ KÍNH ÁP TRÒNG (KÍNH SÁT TRÒNG / CONTACT LENSES)

CÁC LOẠI KÍNH ÁP TRÒNG

Kính áp tròng có 3 loại chính là kính cứng, kính mềm và kính giãn tròng
  • Gọi là kính cứng vì độ cứng của kính như móng tay. Những kính làm bằng chất liệu mới thường có tính thấm khí tốt do đó còn được gọi là kính cứng thấm khí. Kính cứng thường có đường kính nhỏ hơn giác mạc.
  • Kính mềm thường mềm như cùi nhãn và luôn được đặt trong trạng thái ẩm ướt để bảo quản kính.
  • Kính giãn tròng về cơ bản cũng như kính mềm, nhưng được sản xuất có đường kính to hơn, nên khi đeo vào mắt, người đối diện sẽ thấy tròng mắt người đeo to và nét rõ rệt.

KÍNH ÁP TRÒNG CÓ THỂ ĐIỀU CHỈNH TẬT KHÚC XẠ NHƯ THẾ NÀO?

Về nguyên tắc, kính áp tròng có thể điều chỉnh các tật cận, viễn, loạn, kể cả lão thị và tật không có thủy tinh thể.
Ở Việt Nam, thông dụng nhất là kính áp tròng mềm dành cho tật cận thị.
Các loại kính áp tròng dành cho tật viễn thị, loạn thị, kính dùng cho người lão thị, kính cứng thấm khí hiện chưa thông dụng.

ƯU ĐIỂM CỦA KÍNH ÁP TRÒNG LÀ GÌ?

Kính áp tròng giúp bệnh nhân có hình ảnh trung thực, mang tính thẩm mỹ cao, thuận tiện trong các hoạt động thể thao hoặc nghệ thuật. Ưu điểm của kính áp tròng chính là có thể khắc phục những khuyết điểm mà kính gọng gặp phải như:
  • Mất thẩm mỹ, nhất là đối với tật khúc xạ nặng.
  • Giới hạn thị trường (vùng nhìn thấy) do gọng kính.
  • Làm không gian và cảnh vật xung quanh bị biến dạng.
  • Hạn chế đối với một số nghề nghiệp hoặc trong khi chơi thể thao.
  • Không thể đeo được khi bất đồng khúc xạ (chênh lệch độ giữa hai mắt) quá nặng.
Ngoài ra, kính áp tròng còn có một số ưu điểm đặc biệt như:
  • Kính áp tròng thẩm mỹ mang tính thời trang có thể tạo cảm giác thay đổi màu mắt.
  • Kính giãn tròng làm cho tròng mắt to và rõ nét đối với những người có tròng đen nhỏ, viền mờ đục.
  • Kính áp tròng dùng để che sẹo đục trên giác mạc.
  • Kính áp tròng băng mắt dùng trong điều trị.
  • Kính áp tròng dùng cho các trường hợp giác mạc chóp.
Đeo kính áp tròng mềm ngậm nước như thế nào?
Kính áp tròng không đơn giản chỉ là một miếng nhựa hình chỏm cầu áp vào mắt mà cần có sự đo đạc và tính toán bằng công thức chuyên biệt để tìm ra những thông số riêng phù hợp với mắt mỗi người. Kỹ thuật viên khúc xạ hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt dựa trên những thông số này và nhu cầu, đặc thù nghề nghiệp, đặc điểm chuyên môn cũng như khả năng tài chính của người sử dụng để giúp chọn lựa loại kính kình phù hợp nhất cho từng người.
Cách đeo kính mềm sẽ tùy theo thời hạn thay của kính. Người sử dụng kính cần tuân thủ theo lịch thay kính để bảo đảm an toàn cho mắt.

Kính áp tròng mềm ngậm nước chủ yếu chia làm 2 loại

Loại đeo một thời gian nhất định trong ngày rồi phải tháo ra trước khi ngủ và phải ngâm rửa và loại có thể đeo ngủ qua đêm. Ở Việt Nam hiện chưa thông dụng loại kính đeo ngủ qua đêm và điều kiện Việt Nam cũng chưa phù hợp cho cách đeo này.
Loại thay mỗi ngày : kính áp tròng dùng 1 ngày
  • Kính được đeo vào buổi sáng, lấy ra vào buổi tối và được bỏ đi, ngày hôm sau thay bằng kính mới.
  • Loại này không cần dung dịch ngâm kính.
Loại thay theo hạn định: có thể thay từ 2 tuần đến 6 tháng
  • Loại thay mỗi 2 tuần: kính áp tròng dùng 2 tuần
  • Loại thay mỗi tháng: thông dụng nhất – có ưu điểm ít bị chất đóng trên bề mặt.
  • Loại thay mỗi 3 tháng.
  • Loại thay mỗi 6 tháng.
  • Loại truyền thống: (thay mỗi 12 tháng)
  • Loại này ngoài dung dịch bảo quản cần có chất enzyme (men) để tẩy chất protein đóng trên kính mỗi tuần.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG

1. Mất bao lâu để mắt có thể thích ứng với lens?

Tùy thuộc vào độ nhạy cảm của mắt và độ cứng/ mềm của contact lens. Bạn có thể chỉ mất 1 ngày hoặc có thể mất 2 tuần để mắt bạn thích ứng với lens. Một số người không bao giờ đeo lens được, tuy nhiên con số này không nhiều.

2. Liệu kính áp tròng có thể bị lọt vào sau mắt ko?

Câu trả lời là KHÔNG. Trong tình huống xấu, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm lens dưới mi mắt trên của bạn nếu bạn chà sát mắt và khiến cho lens rơi khỏi vị trí đúng của nó. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn giúp bạn định vị và lấy lens ra khỏi mắt.

3. Trẻ em bao nhiêu tuổi thì có thể đeo lens?

Điều này tùy thuộc vào sự trưởng thành, trách nhiệm và cẩn trọng của đứa trẻ. Một quyết định này đòi hỏi sự thống nhất giữa bạn, trẻ và bác sĩ chuyên khoa mắt.

4. Có nên mua lens sử dụng 1 lần ko?

Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên dùng lens chỉ sử dụng 1 lần. Đó là sự lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn . Ngoài ra, nếu bạn dùng lens chỉ sử dụng 1 lần và tiêu hủy chúng vào cuối ngày, bạn sẽ không cần phải mua thêm dung dịch ngâm kính để làm sạch và tẩy trùng sau mỗi lần sử dụng.

5. Lens sử dụng 1 lần và lens sử dụng nhiều lần khác nhau như thế nào?

Có. Loại lens sử dụng nhiều lần được làm từ chất liệu đặc biệt. chất liệu này có tác dụng cho phép oxy trong không khí tiếp xúc với mắt, tăng độ an toàn hơn khi đeo trong lúc ngủ.
FDA đã xác định thời gian tối đa được đeo cho các loại lens sử dụng nhiều lần trước khi tiêu hủy. Có loại đeo được liên tiếp trong 7 ngày, có loại đeo được liên tiếp trong 30 ngày.

6. Tại sao bác sĩ yêu cầu tôi trở lại sau khi ông ấy đã tìm được loại lens thích hợp với tôi?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn trở lại sau 1 tuần, là bởi vì ông ta muốn chắc chắn không có bất kì vấn đề nào xảy ra với bạn, ví dụ như khô mắt hoặc kích ứng mắt.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn trở lại sau 1 năm, là để kiểm tra xem thị lực của bạn có thay đổi hay không và kiểm tra các vấn đề về mắt, trong đó có 1 số bệnh có thể điều trị tốt nhất ở giai đoạn đầu trước khi có thể dẫn đến việc mất thị lực hoàn toàn.

7. Đeo kính áp tròng / Đeo contact lens có hại không?

Điều này tùy thuộc rất nhiều vào chính bạn. Contact lens đã trở nên phổ biến trong suốt nhiều thập kỉ qua. Nguy cơ contact lens có thể gây hại cho mắt rất thấp nếu bạn tuân theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.
Tuy nhiên, tất cả các loại lens đều làm giảm lượng oxy đến giác mạc của mắt và do đó, làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt ở mức độ nào đó.
Những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là trầy giác mạc, nhiễm trùng mắt (bao gồm cả viêm giác mạc Acanthamoeba và nhiễm trùng mắt do nấm), khô mắt và viêm loét giác mạc. Một trong những biến chứng này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.