Saturday, May 9, 2020

Kính Chopard của nước nào?

Kính Chopard của nước nào là một câu hỏi mà nhiều người khá tò mò khi tìm hiểu về thương hiệu này. Hãy cùng Patrick Eyewear tìm hiểu xem kính Chopard xuất xứ ở đâu và chất lượng thế nào nhé.

Lịch sử thương hiệu kính Chopard 160 năm tuổi

Kính Chopard là một mảng kinh doanh của tập đoàn thời trang nức tiếng Thụy Sỹ.
Thương hiệu Chopard được một nghệ nhân làm đồng hồ tên Louis-Ulysse Chopard thành lập ở độ tuổi 24. Đồng hồ của hãng được đánh giá là rất chính xác và trở thành một trong những nhà cung cấp đồng hồ chính cho tuyến đường sắt Thụy Sỹ.
Sau này, Chopard mở rộng sản xuất nữ trang và phụ kiện, bao gồm mắt kính Chopard. Năm 1921, con trai của người sáng lập, Paul Louis Chopard, mở một chi nhánh tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sỹ và sau đó chuyển hẳn trụ sở công ty đến đây.
Năm 1937 (cũng là năm thương hiệu mắt kính RayBan giới thiệu dòng kính phi công siêu kinh điển), ông chuyển công ty đến Geneva, thủ đô của Haute Horlogerie, hay Fine Watchmaking, đưa Chopard tếp cận khách hàng quốc tế.
Năm 1943, Paul André Chopard, cháu trai của Louis-Ulysse, nắm quyền lãnh đạo công ty. Năm 1963, Paul André Chopard tìm một người mua có khả năng phục hồi và kéo dài di sản phong phú của thương hiệu, vì không ai trong số các con trai của ông muốn tiếp quản công ty.
Đó là khi ông gặp Karl Scheufele, hậu duệ của một người chuyên sản xuất đồng hồ và trang sức từ Pforzheim, Đức. Dưới sự dẫn dắt của Karl Scheufele, Chopard phát triển ngoạn mục, nổi tiếng với những thiết kế sáng tạo mang biểu tượng nghệ thuật bằng bàn tay chế tác của những người thợ thủ công chuyên nghiệp. Chopard trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của ngành công nghiệp đồng hồ và đồ trang sức cao cấp.
Năm 1976, Chopard ra mắt bộ sưu tập “Happy Diamond” với các mẫu đồng hồ được đính kim cương và mặt kính sapphire. Sản phẩm này đã giúp hãng khẳng định được tên tuổi, gây được tiếng vang lớn. Đặc biệt, các dòng sản phẩm đồng hồ cao cấp của Chopard đều được đặt tên là L.U.C — ba ký tự đầu tiên của tên người sáng lập.

Mắt kính Chopard

Chỉ cần nghe đến Thụy Sỹ là người ta có thể liên tưởng đến ngay sự chất lượng, bền bỉ, và hơn hết là sự xa xỉ. Hay nói đúng hơn là “đẳng cấp” của một quốc gia đi đầu về những sản phẩm thời trang đắt tiền nhất thế giới.
Mắt kính Chopard cũng không nằm ngoại lệ.
Những chiếc kính mát Chopard và gọng kính Chopard được công ty mẹ thiết kế và gia công bởi tập đoàn De Rigo. Một trong những tập đoàn sản xuất mắt kính lớn nhất thế giới.
De Rigo đang nắm giữ quyền sản xuất và phân phối một số thương hiệu như: Escada, Furla, Fila, Police, Mulberry, Carolina Herrera, Converse,…
Vì thế đại đa số các sản phẩm mắt kính của nhà De Rigo, bao gồm kính Chopard cũng được sản xuất tại Italy.

Gọng kính Chopard made in Japan

Bên cạnh những chiếc kính mát hay kính gọng thông thường, gọng kính Chopard có chất liệu kim loại cao cấp và những họa tiết phức tạp sẽ được gia công tại Nhật.
Xưởng hàng đầu thế giới về gia công các siêu vật liệu như Titanium và cách xử lý chúng với những chất liệu đặc biệt khác, tạo nên độ sang trọng và “xa xỉ” cho sản phẩm.

Mua mắt kính, gọng kính Chopard chính hãng TPHCM

Để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Quý khách vui lòng đến Patrick Eyewear, đại lý chính thức của thương hiệu Chopard tại Việt Nam để được tư vấn và lựa chọn mẫu kính phù hợp cho mình.
Địa chỉ: 174 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3
Hotline: 0906003396

Wednesday, May 6, 2020

Bao lâu thay kính cận 1 lần

Bao lâu thay kính cận 1 lần là câu hỏi mà hầu hết những người đang cận hoặc mắc tật khúc xạ rất quan tâm. Đối với phụ huynh có con em bị cận thì chủ đề này cũng là một vấn đề không thể bỏ qua.
Hãy cùng Patrick.vn tìm hiểu xem thời gian, lịch thay mắt kính cận hợp lý nhất nhé.

Bao lâu nên thay kính cận 1 lần?

Vậy thì câu hỏi đầu tiên của Patrick.vn đó là: tại sao chúng ta phải thay?
Nếu như không phải vấn đề thẩm mỹ, chẳng hạn như kính bị trầy, xước,… Thì nếu mắt không thay đổi về độ cận, chúng ta không cần thay kính. Mà vấn đề quan trọng bạn cần quan tâm hơn phải là “ bao lâu nên đi kiểm tra mắt một lần “.
Vì sau khi kiểm tra mắt, bạn mới biết được chiếc kính hiện tại có còn phù hợp với mắt mình nữa hay không. Từ đó mới có quyết định là nên thay tròng kính hay không.
Nếu mắt vẫn giữ nguyên độ mà bạn nhìn mờ? Tức là do tròng kính trầy xước nhiều, không còn đảm bảo tầm nhìn và chức năng điều chỉnh khúc xạ nữa. Bạn cần phải thay.
Nếu mắt đổi độ, bạn biết nên làm gì rồi đấy. :P

Vậy bao lâu nên đi khám mắt một lần?

Câu hỏi này đáng đồng tiền bát gạo hơn. Và theo các chuyên gia nhãn khoa thì 6 tháng là một thời gian lý tưởng để bạn kiểm tra lại thị lực của mình. Từ đó có những phương pháp điều chỉnh khúc xạ phù hợp.
Nếu đọc tới đây mà bạn vẫn chưa thấy thỏa đáng với câu hỏi chủ đề, thì chúng ta lại tiếp tục đi sang phần 2 bên dưới nhé.

Tuổi thọ trung bình của 1 cặp kính cận

Một tin buồn cho bạn là ngay cả khi bạn không sử dụng, cất kính vào tủ, để trong vòng mấy năm thì nó vẫn sẽ tiếp xúc với oxy và bị hỏng. Dù không bị va đập, trầy xước gì.
Tròng kính Zeiss luôn có chất lượng nhỉn hơn các sản phẩm khác nhờ thừa hưởng những tinh hoa trong công nghệ đo đạc và sản xuất thấu kính nhiếp ảnh.

Cuộc chạy đua lớp phủ (coating)

Trong thời buổi gia tăng phát triển kinh tế như ngày nay, thì các sản phẩm nói chung và tròng kính nói riêng, luôn có một thời gian sử dụng trung bình. Theo kinh nghiệm và thống kê của Patrick.vn thì hầu hết các sản phẩm tròng kính đều được bảo hành 1 năm cho lớp phủ (coating). Hay người dùng vẫn gọi một cách bình dân là “váng dầu”.
Những lớp phủ này đóng vai trò khá quan trọng và cũng chính là những tính năng mà bạn được nghe quảng cáo. Tức là ví dụ kính chống ánh sáng xanh, hay kính đổi màu,… Tất cả đều hội tụ ở phần phủ (coating) ngoài cùng này.
Vậy thì sau 1 năm những lớp phủ này không được bảo hành nữa, là phải thay tròng kính?
Bạn có thể quay lại phần 1 mà mình đề cập bên trên. Nếu tròng kính không bị gì, đừng quan tâm chuyện “ bao lâu thì nên thay kính cận “, mà hãy quan tâm đến việc:
  1. Bạn còn nhìn rõ không.
  2. Bao lâu rồi bạn chưa đi khám mắt / kiểm tra mắt.
Lớp phủ Duravision Platinum của Zeiss với độ bền cao hơn, hạn chế trầy xước, bụi bẩn, vân tay, hơi nước,… Vượt trội hơn so với các hãng kính thông thường.
Đặc biệt, các lớp phủ của tròng kính Zeiss Duravision Platinum còn được bảo hành lên đến 2 năm.
Nếu bạn thấy hay có thể share. Hoặc nếu bạn quan tâm đến việc thay tròng kính chính hãng, kiểm tra mắt, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Hotline: 0906003396 (Call, iMessage, Zalo, Viber, Whatsapp)
Địa chỉ: 174 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TPHCM.
p/s: Bài viết do Patrick tự viết dựa trên kiến thức khúc xạ và kinh nghiệm lâu năm. Vui lòng đừng copy tùy tiện rồi đổi tên của quý vị. Xin cảm ơn.

Monday, May 4, 2020

Cách phân biệt mắt kính Ray-Ban thật và giả

Hướng dẫn cách phân biệt kính RayBan thật giả chính xác, không đòi hỏi phương pháp kỹ thuật. Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát để có thể tự kiểm chứng những mẫu mắt kính hàng hiệu được bán tại Patrick Eyewear, đặc biệt là kính mát Ray-Ban.
Bạn có biết:
Chỉ những sản phẩm tồn kho hơn 1 năm, mới được “xả” dưới hình thức sales-off.
Hãy cẩn thận để tránh mua phải hàng lỗi, hàng giả, hàng “trộn” kém chất lượng.

1. Phân biệt kính Ray-Ban thật giả bằng giá cả

Đây là cách phân biệt kính RayBan nói riêng (và phân biệt kính mát thật giả nói chung) đơn giản và căn bản nhất. Giúp bạn xác định ngay những cửa hàng kinh doanh sản phẩm tốt, đúng nhu cầu mà bạn đang cần.
Những thương hiệu kính mát nổi tiếng như Ray-Ban thì những sản phẩm chính hãng, sản xuất tại Italy có giá từ 4.500.000 trở lên, những thương hiệu thời trang cao cấp hơn như Gucci, Prada, thì lại có mức giá “sàn” nhỉn hơn một tí, từ 5–7 triệu đồng cho một chiếc kính mát có tem chống giả và thẻ bảo hành từ công ty phân phối.
Các đại lý chính thức tại Việt Nam phải luôn đăng thông tin giá cả của những chiếc đúng với giá niêm yết của hãng, và sẽ không có những thủ thuật thiếu minh bạch như “GỌI ĐỂ CÓ GIÁ TỐT v.v.”
Những nơi rao bán mắt kính RayBan với “giá tốt” như thế này thì tốt nhất bạn nên bỏ qua cho đỡ mất thời gian.
Do đó, nếu kính mát có hiệu nổi tiếng mà được bán với giá vài trăm đến 3.500.000đ (cho dù là giảm giá) hoặc giảm giá 30–40% thì chắc chắn không thể nào là một chiếc kính thật chính hãng Việt Nam.
Vậy, nếu cửa hàng lấy hàng giả, hàng fake loại 1 rồi để giá gần giống với kính Ray-Ban chính hãng thì sao?
Patrick Eyewear đề xuất thêm 2 thao tác nữa cho bạn:
a. Nếu bạn muốn mua kính Ray-Ban, hãy tham khảo: giá mắt kính RayBan chính hãng tại Việt Nam. Để biết xác định khung giá hàng xịn.
b. Nếu bạn đã đọc bài viết trên mà vẫn còn băn khoăn, hoặc bạn muốn mua thương hiệu kính khác mà không có mức giá trung bình để so sánh, hãy đi tiếp đến bước thứ 2.

2. Kiểm tra mã mắt kính RayBan và tem chống hàng giả

Kính mát chính hãng nói chung và mắt kính RayBan nói riêng đều được dán tem có in mã số trên gọng kính. Mã số trên tem phải trùng khớp với mã sản phẩm trên gọng kính.
Ngoài ra, mắt kính RayBan “xịn” được dán tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp và mỗi chiếc kính mát chính hãng đều đi kèm với một thẻ bảo đảm hàng chính hãng.
  1. Thứ nhất: Trên mỗi chiếc mắt kính chính hàng đều được dán một tem thông tin sản phẩm trên càng kính, mã số kính trên tem này phải trùng khớp với mã số trên càng kính. Phía trên mã số của kính là tên của đại lý bán sản phẩm mắt kính chính hãng.
  2. Thứ hai: Tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp được dán ở mặt sau của “tem thông tin sản phẩm”, có in giá bán lẻ quy định và được niêm yết trên toàn quốc. Theo quy định của Nhà Phân Phối độc quyền RayBan tại Việt Nam, các đại lý phải tuyệt đối tuân thủ, không được giảm quá 15% so với giá niêm yết này. Vì Ray-Ban là hãng mắt kính số 1 thế giới (thiết kế, độ yêu thích, và đặc biẹt, không phải áo quần qua mùa, bị lỗi mốt, phải sale-off.)
  3. Thứ ba: Mỗi chiếc mắt kính hàng chính hãng đều được gửi kèm với một thẻ bảo đảm hàng chính hãng. Mặt trước của thẻ là logo của thương hiệu kính (Ví dụ logo Ray-Ban). Mặt sau của thẻ là thông tin nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam, mã số sản phẩm bảo hành, trùng khớp với mã số trên càng của chiếc kính, kèm theo thông tin liên hệ với nhà phân phối.
Nếu chiếc kính bạn mua có tem, phiếu bảo hành đầy đủ, và thậm chí là các mã đều khớp với nhau nhưng giá rất rẻ (khoảng 3 triệu cho kính thường, 4 triệu cho kính có Polarized) thì
  1. Nếu bạn may mắn, nhiều khả năng bạn đang bị gạt mua kính lỗi (vẫn là chính hãng, nhưng bị lỗi, hàng bảo hành, chỉnh sửa rồi đóng gói lại), hàng tồn để rất lâu, hàng đã qua sử dụng.
  2. Nếu bạn không may mắn: đó là kính RayBan fake.
Riêng tại Patrick Eyewear, chúng tôi cam kết chỉ bán những sản phẩm “cứng” nhất cho khách hàng, nói bán hàng chính hãng nhập chính ngạch thì là kính chính hãng, nhập chính ngạch. Chúng tôi tuyệt đối không trộn hàng, không trưng hàng công ty rồi mang cho quý khách kính xách tay hay kính giả với giá thấp. : ) Đó là uy tin và là danh dự của Patrick.
Giá cả, tem chống giả và thẻ bảo hành là những thông tin do Patrick Eyewear cung cấp để hỗ trợ khách hàng phân biệt kính RayBan xịn và fake. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa đủ tin tưởng, chưa chắc chắn sản phẩm của chúng tôi là thật, bạn có thể sang bước thứ 3. Tự kiểm tra chất lượng và độ “cứng” của mắt kính.

3. Kiểm tra độ “cứng” của kính RayBan

Nào, giờ cùng Patrick Eyewear đi đến phần khó hơn trong việc phân biệt kính RayBan chính hãng và giả nhé.

9 điểm giúp phân biệt kính Ray-Ban thật giả

  • Thứ nhất: Bạn đừng quên quan sát trên chiếc khăn lau bụi. Đối với hàng thật biểu tượng Ray-ban có chữ R nhỏ ở cuối nhỏ và nét. Nhưng đối với hàng fake sẽ không có chữ R hoặc có những lại rất to.
Mắt kính RayBan xịn: Bộ sản phẩm thật với khăn lau kính có logo được in ấn rất công phu và tỉ mỉ.
Hãy soi vào chi tiết nhỏ nhất, chính là biểu tượng ® bên cạnh Logo Ray-Ban.
Bạn sẽ thấy sự khác biệt so với mẫu siêu fake bên dưới.
Hàng Fake: Từ chất liệu vải, màu sắc cho đến độ nét trong từng chi tiết trên kính rayban fake đều rất kém, mờ.
Biểu tượng ® được phóng to ra hơn một tí để dễ in, tiết kiệm giá thành.
  • Thứ 2: Bao da với chất liệu tốt chỉ cần một chút tinh tế là các bạn có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Đường kim mũi chỉ nhỏ và đều, không to.Trên bao da có nhãn Ray-ban hình tròn ở góc trái. Chú ý với nhãn này như sau: có biểu tượng ®, hình hoa thị nằm ngay tâm chính giữa hình tròn, không lệch sang bên nào.Khuy bấm có chữ Ray-ban dập chìm (một số mẫu có thể không có) nhưng nếu có thì chắc chắn có biểu tượng ®. Một lần nữa, độ khó trong sự tỉ mỉ và giá thành thực hiện biểu tượng ® siêu nhỏ đã giúp ta phân biệt 2 sản phẩm thật và giả.
  • Thứ ba: Đối với những hàng fake khi bạn mở bên trong bao da sẽ là lớp nhung màu đỏ. Còn với bao da của RayBan thật thì là một lớp nhung màu đen, sờ vào thấy êm và không cứng.
    Những năm gần đây, bao da của Ray-Ban chính hãng có thêm nhiều màu sắc, phổ biến nhất vẫn là màu đen và màu nâu vàng.
  • Thứ tư: Bạn hãy để ý đến một mẩu tem nhỏ thể hiện loại tròng kính (thường là G-15 cho các mẫu tròng xanh rêu truyền thống, hoặc B-15 cho những màu tròng nâu truyền thống) được in sắc nét. Đối với hàng fake thì vòng tròn đen lệch xa với viền vàng và màu sắc của nó cũng không đúng với màu thật là sắc vàng lá, ở hàng fake là màu vàng (yellow) điều này rất rễ nhận biết.
  • Thứ năm: Khi nhìn qua mắt kính thật, mọi đồ vật được nhìn rất rõ ràng và không bị khúc xạ. Mắt kính nhìn cũng rất trong.
  • Thứ sáu: Chữ Ray-ban ở mắt kính bên phải in sắc nét. Không đậm và quá trắng. Khi sờ vào không thấy bị mờ. Ở mắt bên trái có chữ RB khắc chìm bằng Laser nhìn rất sắc nét. Đặc điểm này bạn cần tinh ý một chút để nhận biết.
  • Thứ bảy: Mã sản phẩm khắc trên càng trái. Thường là theo quy tắc:
    Mã dòng sản phẩm + tên dòng sản phẩm + mã màu + cỡ kính.
    Ví dụ với dòng RB3025 Aviator Large Metal L0205 58–14
  • Thứ tám: Khi bạn nhìn thấy chiếc gọng kính hàng fake sẽ không thấy có đường cong ở phần đuôi. ở gọng kính thật, sờ gọng kính rất mượt, có vuốt cong ở phần đuôi.
  • Thứ chín: Kiểm tra phần đệm mũi của Ray-Ban. Những bài viết cũ không rõ nguồn gốc đăng đầy rẫy trên mạng chỉ đề cập đến phần đệm mũi truyền thống bằng nhựa trong, chứ không giới thiệu gì về những mẫu mã về sau này. Điều này làm cho người mua Ray-Ban thêm vất vả và thêm hoang mang. Đệm mũi Ray-Ban loại truyền thống được làm bằng silicon trong rất mềm và dẻo, chi tiết sắc sảo, với chữ RB in chìm. Khuy có hình elip. Gọng kính sắc nét và được trau chuốt, không gồ gề, phần nối giữa gọng kính và mắt kính được chuốt rất kĩ , không thô và vuông như hàng fake.
Tại phần đệm mũi của mắt kính RayBan chính hãng thì logo được viết tắt “R-B” chứ không phải cả chữ “Ray-Ban”.
Đệm mũi của một số mẫu mã mới về sau có màu vàng đục và cứng. Điển hình như các mẫu kính tráng gương, hay mẫu kính RB3136 Caravan ra mắt năm 2016.
Ví dụ mẫu RB3136
Ngoài những cách mà Patrick Eyewear giới thiệu tại đây, trên mạng vẫn còn rất nhiều bài viết hoặc video hướng dẫn khác. Tuy nhiên, các bạn nên TỈNH TÁO và SÁNG SUỐT khi đọc những cách nhận biết này, dựa theo những câu hỏi sau:
1. Người viết bài là người dùng Ray-Ban hay là người bán Ray-Ban?
2. Nếu chỉ là người “chơi Ray-Ban” lâu năm thì họ có kinh nghiệm hay không?
3. Kiến thức của họ có đáng tin không?
4. Nội dung họ viết là từ lúc nào? Sản phẩm họ dùng để viết bài là Ray-Ban đời nào? Đời USA (từ 1999 đến rất lâu về trước), hay Italy (từ năm 2000)
5. Kích thước mẫu kính mà họ dùng là size bao nhiêu.
Ví dụ: một số video clip review có nói về độ đàn hồi, độ “nhún” của kính Aviator.
Thực tế: kính Aviator size 62 khi gập lại và ấn xuống sẽ dễ thấy được độ nhún hơn là 1 kính Aviator size 58.
Cuối cùng: cho đến tháng 3/2020, Việt Nam vẫn TUYỆT ĐỐI không có một cửa hàng nào (Flagship sotre) của Ray-Ban cả. Tại Việt Nam, kính Ray-Ban chính hãng chỉ được bán thông qua nhà phân phối chính thức, phân về các đại lý. Ray-Ban không hề mở store tại Việt Nam như một số nơi quảng cáo.
Theo nhà phân phối chính thức Ray-Ban tại Việt Nam: “Nếu có những đại lý cố tình mạo danh “Ray-Ban Việt Nam”, bạn đã bị dụ thành công rồi đấy.”