Monday, May 4, 2020

Cách phân biệt mắt kính Ray-Ban thật và giả

Hướng dẫn cách phân biệt kính RayBan thật giả chính xác, không đòi hỏi phương pháp kỹ thuật. Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát để có thể tự kiểm chứng những mẫu mắt kính hàng hiệu được bán tại Patrick Eyewear, đặc biệt là kính mát Ray-Ban.
Bạn có biết:
Chỉ những sản phẩm tồn kho hơn 1 năm, mới được “xả” dưới hình thức sales-off.
Hãy cẩn thận để tránh mua phải hàng lỗi, hàng giả, hàng “trộn” kém chất lượng.

1. Phân biệt kính Ray-Ban thật giả bằng giá cả

Đây là cách phân biệt kính RayBan nói riêng (và phân biệt kính mát thật giả nói chung) đơn giản và căn bản nhất. Giúp bạn xác định ngay những cửa hàng kinh doanh sản phẩm tốt, đúng nhu cầu mà bạn đang cần.
Những thương hiệu kính mát nổi tiếng như Ray-Ban thì những sản phẩm chính hãng, sản xuất tại Italy có giá từ 4.500.000 trở lên, những thương hiệu thời trang cao cấp hơn như Gucci, Prada, thì lại có mức giá “sàn” nhỉn hơn một tí, từ 5–7 triệu đồng cho một chiếc kính mát có tem chống giả và thẻ bảo hành từ công ty phân phối.
Các đại lý chính thức tại Việt Nam phải luôn đăng thông tin giá cả của những chiếc đúng với giá niêm yết của hãng, và sẽ không có những thủ thuật thiếu minh bạch như “GỌI ĐỂ CÓ GIÁ TỐT v.v.”
Những nơi rao bán mắt kính RayBan với “giá tốt” như thế này thì tốt nhất bạn nên bỏ qua cho đỡ mất thời gian.
Do đó, nếu kính mát có hiệu nổi tiếng mà được bán với giá vài trăm đến 3.500.000đ (cho dù là giảm giá) hoặc giảm giá 30–40% thì chắc chắn không thể nào là một chiếc kính thật chính hãng Việt Nam.
Vậy, nếu cửa hàng lấy hàng giả, hàng fake loại 1 rồi để giá gần giống với kính Ray-Ban chính hãng thì sao?
Patrick Eyewear đề xuất thêm 2 thao tác nữa cho bạn:
a. Nếu bạn muốn mua kính Ray-Ban, hãy tham khảo: giá mắt kính RayBan chính hãng tại Việt Nam. Để biết xác định khung giá hàng xịn.
b. Nếu bạn đã đọc bài viết trên mà vẫn còn băn khoăn, hoặc bạn muốn mua thương hiệu kính khác mà không có mức giá trung bình để so sánh, hãy đi tiếp đến bước thứ 2.

2. Kiểm tra mã mắt kính RayBan và tem chống hàng giả

Kính mát chính hãng nói chung và mắt kính RayBan nói riêng đều được dán tem có in mã số trên gọng kính. Mã số trên tem phải trùng khớp với mã sản phẩm trên gọng kính.
Ngoài ra, mắt kính RayBan “xịn” được dán tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp và mỗi chiếc kính mát chính hãng đều đi kèm với một thẻ bảo đảm hàng chính hãng.
  1. Thứ nhất: Trên mỗi chiếc mắt kính chính hàng đều được dán một tem thông tin sản phẩm trên càng kính, mã số kính trên tem này phải trùng khớp với mã số trên càng kính. Phía trên mã số của kính là tên của đại lý bán sản phẩm mắt kính chính hãng.
  2. Thứ hai: Tem chống hàng giả do Bộ Công An cấp được dán ở mặt sau của “tem thông tin sản phẩm”, có in giá bán lẻ quy định và được niêm yết trên toàn quốc. Theo quy định của Nhà Phân Phối độc quyền RayBan tại Việt Nam, các đại lý phải tuyệt đối tuân thủ, không được giảm quá 15% so với giá niêm yết này. Vì Ray-Ban là hãng mắt kính số 1 thế giới (thiết kế, độ yêu thích, và đặc biẹt, không phải áo quần qua mùa, bị lỗi mốt, phải sale-off.)
  3. Thứ ba: Mỗi chiếc mắt kính hàng chính hãng đều được gửi kèm với một thẻ bảo đảm hàng chính hãng. Mặt trước của thẻ là logo của thương hiệu kính (Ví dụ logo Ray-Ban). Mặt sau của thẻ là thông tin nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam, mã số sản phẩm bảo hành, trùng khớp với mã số trên càng của chiếc kính, kèm theo thông tin liên hệ với nhà phân phối.
Nếu chiếc kính bạn mua có tem, phiếu bảo hành đầy đủ, và thậm chí là các mã đều khớp với nhau nhưng giá rất rẻ (khoảng 3 triệu cho kính thường, 4 triệu cho kính có Polarized) thì
  1. Nếu bạn may mắn, nhiều khả năng bạn đang bị gạt mua kính lỗi (vẫn là chính hãng, nhưng bị lỗi, hàng bảo hành, chỉnh sửa rồi đóng gói lại), hàng tồn để rất lâu, hàng đã qua sử dụng.
  2. Nếu bạn không may mắn: đó là kính RayBan fake.
Riêng tại Patrick Eyewear, chúng tôi cam kết chỉ bán những sản phẩm “cứng” nhất cho khách hàng, nói bán hàng chính hãng nhập chính ngạch thì là kính chính hãng, nhập chính ngạch. Chúng tôi tuyệt đối không trộn hàng, không trưng hàng công ty rồi mang cho quý khách kính xách tay hay kính giả với giá thấp. : ) Đó là uy tin và là danh dự của Patrick.
Giá cả, tem chống giả và thẻ bảo hành là những thông tin do Patrick Eyewear cung cấp để hỗ trợ khách hàng phân biệt kính RayBan xịn và fake. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa đủ tin tưởng, chưa chắc chắn sản phẩm của chúng tôi là thật, bạn có thể sang bước thứ 3. Tự kiểm tra chất lượng và độ “cứng” của mắt kính.

3. Kiểm tra độ “cứng” của kính RayBan

Nào, giờ cùng Patrick Eyewear đi đến phần khó hơn trong việc phân biệt kính RayBan chính hãng và giả nhé.

9 điểm giúp phân biệt kính Ray-Ban thật giả

  • Thứ nhất: Bạn đừng quên quan sát trên chiếc khăn lau bụi. Đối với hàng thật biểu tượng Ray-ban có chữ R nhỏ ở cuối nhỏ và nét. Nhưng đối với hàng fake sẽ không có chữ R hoặc có những lại rất to.
Mắt kính RayBan xịn: Bộ sản phẩm thật với khăn lau kính có logo được in ấn rất công phu và tỉ mỉ.
Hãy soi vào chi tiết nhỏ nhất, chính là biểu tượng ® bên cạnh Logo Ray-Ban.
Bạn sẽ thấy sự khác biệt so với mẫu siêu fake bên dưới.
Hàng Fake: Từ chất liệu vải, màu sắc cho đến độ nét trong từng chi tiết trên kính rayban fake đều rất kém, mờ.
Biểu tượng ® được phóng to ra hơn một tí để dễ in, tiết kiệm giá thành.
  • Thứ 2: Bao da với chất liệu tốt chỉ cần một chút tinh tế là các bạn có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Đường kim mũi chỉ nhỏ và đều, không to.Trên bao da có nhãn Ray-ban hình tròn ở góc trái. Chú ý với nhãn này như sau: có biểu tượng ®, hình hoa thị nằm ngay tâm chính giữa hình tròn, không lệch sang bên nào.Khuy bấm có chữ Ray-ban dập chìm (một số mẫu có thể không có) nhưng nếu có thì chắc chắn có biểu tượng ®. Một lần nữa, độ khó trong sự tỉ mỉ và giá thành thực hiện biểu tượng ® siêu nhỏ đã giúp ta phân biệt 2 sản phẩm thật và giả.
  • Thứ ba: Đối với những hàng fake khi bạn mở bên trong bao da sẽ là lớp nhung màu đỏ. Còn với bao da của RayBan thật thì là một lớp nhung màu đen, sờ vào thấy êm và không cứng.
    Những năm gần đây, bao da của Ray-Ban chính hãng có thêm nhiều màu sắc, phổ biến nhất vẫn là màu đen và màu nâu vàng.
  • Thứ tư: Bạn hãy để ý đến một mẩu tem nhỏ thể hiện loại tròng kính (thường là G-15 cho các mẫu tròng xanh rêu truyền thống, hoặc B-15 cho những màu tròng nâu truyền thống) được in sắc nét. Đối với hàng fake thì vòng tròn đen lệch xa với viền vàng và màu sắc của nó cũng không đúng với màu thật là sắc vàng lá, ở hàng fake là màu vàng (yellow) điều này rất rễ nhận biết.
  • Thứ năm: Khi nhìn qua mắt kính thật, mọi đồ vật được nhìn rất rõ ràng và không bị khúc xạ. Mắt kính nhìn cũng rất trong.
  • Thứ sáu: Chữ Ray-ban ở mắt kính bên phải in sắc nét. Không đậm và quá trắng. Khi sờ vào không thấy bị mờ. Ở mắt bên trái có chữ RB khắc chìm bằng Laser nhìn rất sắc nét. Đặc điểm này bạn cần tinh ý một chút để nhận biết.
  • Thứ bảy: Mã sản phẩm khắc trên càng trái. Thường là theo quy tắc:
    Mã dòng sản phẩm + tên dòng sản phẩm + mã màu + cỡ kính.
    Ví dụ với dòng RB3025 Aviator Large Metal L0205 58–14
  • Thứ tám: Khi bạn nhìn thấy chiếc gọng kính hàng fake sẽ không thấy có đường cong ở phần đuôi. ở gọng kính thật, sờ gọng kính rất mượt, có vuốt cong ở phần đuôi.
  • Thứ chín: Kiểm tra phần đệm mũi của Ray-Ban. Những bài viết cũ không rõ nguồn gốc đăng đầy rẫy trên mạng chỉ đề cập đến phần đệm mũi truyền thống bằng nhựa trong, chứ không giới thiệu gì về những mẫu mã về sau này. Điều này làm cho người mua Ray-Ban thêm vất vả và thêm hoang mang. Đệm mũi Ray-Ban loại truyền thống được làm bằng silicon trong rất mềm và dẻo, chi tiết sắc sảo, với chữ RB in chìm. Khuy có hình elip. Gọng kính sắc nét và được trau chuốt, không gồ gề, phần nối giữa gọng kính và mắt kính được chuốt rất kĩ , không thô và vuông như hàng fake.
Tại phần đệm mũi của mắt kính RayBan chính hãng thì logo được viết tắt “R-B” chứ không phải cả chữ “Ray-Ban”.
Đệm mũi của một số mẫu mã mới về sau có màu vàng đục và cứng. Điển hình như các mẫu kính tráng gương, hay mẫu kính RB3136 Caravan ra mắt năm 2016.
Ví dụ mẫu RB3136
Ngoài những cách mà Patrick Eyewear giới thiệu tại đây, trên mạng vẫn còn rất nhiều bài viết hoặc video hướng dẫn khác. Tuy nhiên, các bạn nên TỈNH TÁO và SÁNG SUỐT khi đọc những cách nhận biết này, dựa theo những câu hỏi sau:
1. Người viết bài là người dùng Ray-Ban hay là người bán Ray-Ban?
2. Nếu chỉ là người “chơi Ray-Ban” lâu năm thì họ có kinh nghiệm hay không?
3. Kiến thức của họ có đáng tin không?
4. Nội dung họ viết là từ lúc nào? Sản phẩm họ dùng để viết bài là Ray-Ban đời nào? Đời USA (từ 1999 đến rất lâu về trước), hay Italy (từ năm 2000)
5. Kích thước mẫu kính mà họ dùng là size bao nhiêu.
Ví dụ: một số video clip review có nói về độ đàn hồi, độ “nhún” của kính Aviator.
Thực tế: kính Aviator size 62 khi gập lại và ấn xuống sẽ dễ thấy được độ nhún hơn là 1 kính Aviator size 58.
Cuối cùng: cho đến tháng 3/2020, Việt Nam vẫn TUYỆT ĐỐI không có một cửa hàng nào (Flagship sotre) của Ray-Ban cả. Tại Việt Nam, kính Ray-Ban chính hãng chỉ được bán thông qua nhà phân phối chính thức, phân về các đại lý. Ray-Ban không hề mở store tại Việt Nam như một số nơi quảng cáo.
Theo nhà phân phối chính thức Ray-Ban tại Việt Nam: “Nếu có những đại lý cố tình mạo danh “Ray-Ban Việt Nam”, bạn đã bị dụ thành công rồi đấy.”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.